Cảnh quan đô thị là một phần không thể thiếu trong quá trình quy hoạch đô thị. Cảnh quan đô thị đóng vai trò làm đẹp cho không gian, đồng thời cũng đáp ứng chức năng sử dụng của cư dân đô thị.
Cảnh quan đô thị là gì?
Căn cứ vào Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009, cảnh quan đô thị được định nghĩa là “không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.”
Cảnh quan đô thị chỉ toàn bộ hình ảnh tổng thể của thành phố hay một khu vực đô thị bao gồm: công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng (cầu đường, công viên…), yếu tố tự nhiên (cây xanh và mặt nước)…
Vai trò của cảnh quan đô thị
Cảnh quan đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sống của cư dân, cải thiện môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thành phố.
Nâng cao chất lượng cuộc sống
Cảnh quan đô thị tốt là sự kết hợp từ các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng. Công viên, vườn hoa, không gian công cộng sẽ tạo ra nơi vui chơi, giải trí cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và gia tăng chỉ số hạnh phúc.
Bên cạnh đó, tiếp xúc với cảnh quan thiên nhiên ở khu đô thị cũng giúp con người nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cây xanh có tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần cho con người. Cảnh quan đô thị có thiết kế tốt mang đến không gian xanh, thoáng đãng, giúp cư dân thư giãn và tăng cường sức khỏe tinh thần.
Bảo vệ môi trường
Yếu tố xanh trong cảnh quan đô thị như cây cối và mặt nước sẽ góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Cây xanh có tác dụng lọc sạch bụi và khí carbon trong không khí, điều hòa nhiệt độ thông qua sự thoát hơi nước của lá cây và giảm hiện tượng đảo nhiệt đô thị.
Cây xanh và mặt nước trong cảnh quan không chỉ làm đẹp không gian ngoài trời, mà còn hạn chế ngập lụt, hỗ trợ quản lý chất lượng đất và giữ gìn sự cân bằng sinh thái.
Định hình bản sắc văn hóa và thẩm mỹ đô thị
Trong thiết kế cảnh quan, cảnh quan đô thị cần đáp ứng thẩm mỹ đô thị. Bên cạnh đó, cảnh quan còn thể hiện bản sắc văn hóa, lịch sử của địa phương thông qua các công trình nghệ thuật, di tích, và cách bố trí không gian. Sự độc đáo trong từng thiết kế cảnh quan sẽ tạo dấu ấn riêng cho đô thị, từ đó thu hút du khách và tạo ra sự thu hút cho địa phương.
Bản sắc văn hóa được đưa vào trong thiết kế cảnh quan sẽ bảo tồn được vẻ đẹp truyền thống khu vực, đồng thời cũng giúp du khách thấu hiểu sâu sắc hơn về con người và màu sắc địa phương.
Thúc đẩy phát triển kinh tế
Dựa trên yếu tố thẩm mỹ và các giá trị văn hóa bản địa, cảnh quan đô thị thu hút du lịch và đầu tư, giúp phát triển ngành dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, và các hoạt động kinh doanh có liên quan. Điều này không chỉ phát triển kinh tế khu vực mà còn giải quyết vấn đề việc làm xã hội cho cư dân.
Khu vực cảnh quan đô thị thiết kế tốt cũng sẽ kích thích hoạt động thương mại, thu hút nguồn đầu tư lớn, góp phần gia tăng giá trị bất động sản và cải thiện kinh tế khu vực.
Tăng cường gắn kết xã hội
Cảnh quan đô thị gồm các không gian công cộng như quảng trường, công viên là địa điểm thích hợp cho các hoạt động xã hội, giao lưu và kết nối cộng đồng. Khu vực công cộng khuyến khích tương tác con người, xây dựng cộng đồng vững mạnh.
Xem thêm: 500+ loài cây thường được sử dụng trong thiết kế cảnh quan
Tiêu chí thiết kế cảnh quan đô thị
Bền vững và bảo vệ môi trường
Thiết kế cảnh quan phải chú trọng đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và duy trì hệ sinh thái địa phương. Cảnh quan đô thị còn góp phần giữ gìn sự đa dạng sinh thái, vì thế, cây xanh và mặt nước cần được bố trí để điều hòa khí hậu và hỗ trợ đa dạng sinh học.
Tính thẩm mỹ
Cảnh quan đô thị là thiết kế cân bằng giữa các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Sự hài hòa về tỷ lệ, cách phối kết màu sắc và đồng điệu hình dáng giúp tạo ra một không gian đẹp mắt, dễ chịu cho người dân và khách du lịch.
Không chỉ thế, cảnh quan đô thị cần đồng nhất với kiến trúc địa phương để tạo sự đồng nhất, thể hiện bản sắc địa phương.
Tối ưu hóa chức năng sử dụng
Thiết kế cảnh quan đô thị không chỉ cần đảm bảo về mặt thẩm mỹ chung của không gian đô thị, mà nó còn cần đáp ứng các nhu cầu sử dụng thực tế của người dân. Những nhu cầu sử dụng cần thiết trong thiết kế cảnh quan đô thị là: giao thông, khu vực giải trí, thư giãn, khu vực công cộng, không gian thương mại ngoài trời… Các khu vực chức năng cần được bố trí an toàn, thuận tiện và dễ dàng tiếp cận cho cư dân.
Tính linh hoạt và thích ứng
Thiết kế cảnh quan đô thị cần có sự linh hoạt để điều chỉnh theo nhu cầu phát triển của đô thị trong tương lai. Việc điều chỉnh này bao gồm khả năng mở rộng, cải tạo và đáp ứng các thay đổi trong nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ của không gian cảnh quan.
Xem thêm: Thiết kế cảnh quan là gì? Sự khác biệt giữa thiết kế cảnh quan và kiến trúc cảnh quan
Đơn vị thiết kế cảnh quan đô thị uy tín
Mein Garten là đơn vị uy tín và sở hữu 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổng thầu thiết kế – thi công cảnh quan và cung cấp các giải pháp công nghệ chăm sóc cảnh quan đô thị. Mein Garten đã thực hiện nhiều dự án cảnh quan đa dạng về quy mô như: thiết kế khu đô thị Palm Manor, thiết kế cảnh quan Tổ hợp nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại, Thiết kế cảnh quan Đường hoa Yên Bái…
Đội ngũ chuyên gia nông lâm và kiến trúc sư giàu kinh nghiệm của Mein Garten đã tạo nên thiết kế cảnh quan đô thị đáp ứng cả về thẩm mỹ lẫn nhu cầu sử dụng cho chủ đầu tư và người sử dụng. Các công trình được thiết kế và thi công bởi Mein Garten đảm bảo tính bền vững bằng những vật liệu chất lượng cao và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Liên hệ ngay với Mein Garten để được tư vấn thiết kế chi tiết hơn!