Cây Tùng la hán hay có tên gọi phổ biến khác là cây tùng vạn niên thuộc họ thông tre, có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, mang ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy. Cây Tùng Nhật Bản có tên khoa học Podocarpus Macrophyllus. Ngoài ra còn có thêm tên gọi khác nhau như: la hán tùng, vạn niên tùng, sam đất, sam la hán, thông tre lá to.
1. Hình dáng
Thân cây
Vạn niên tùng là loại cây thân gỗ lớn, cành có nhiều nhánh thường mọc ngang hoặc rủ xuống. Cây có thể cao hơn 10m, dáng cây hẹp, cổ xưa và phong nhã.
Lá cây
Giống tùng phổ biến nhất ở Việt Nam là tùng la hán lá dài.
Lá hình giải hẹp, dài, dạng lá kim thuôn nhọn ở đỉnh, gốc có cuống ngắn, màu xanh bóng ở mặt trên và hơi xám ở mặt dưới, mọc cách dạng uốn xoắn. Nón đực dạng bông, nón cái gần tròn, có màu xanh và hạt tròn, tím nhạt.
Hoa
Hoa của Tùng la hán thường có hình cọc có sợi màu trắng đục, đài to, bên dưới có bốn vảy dạng tuyến và thường nở vào tháng 5.
Quả
Quả của cây vạn niên tùng thường hình cầu tròn màu xanh, hình dáng giống như pho tượng La hán nên được gọi là cây Tùng la hán. Quả chia làm 2 phần: phần trên là hạt giống hình cầu tròn màu xanh, phần dưới màu tím nhạt. Khi chín quả thường có màu đen.
2. Môi trường sống
Tùng la hán thường sinh trưởng ở những vùng núi cao và khô cằn. Cây có tuổi thọ rất cao và sức sống bền vững nên phát triển được ở những vùng khắc nghiệt.
Cách chăm sóc cây tùng la hán
Cây tùng la hán có cách trồng và cách chăm sóc khá là đơn giản, không quá cầu kỳ như nhiều loại cây cảnh bonsai khác hiện nay, trong quá trình chăm sóc cần nắm được những điều kiện cần thiết để cây sinh trưởng, có thể tạo được môi trường sống của cây gần với tự nhiên nhất là cây đều sinh trưởng phát triển khỏe mạnh hơn.
Ánh sáng
Cây tùng la hán là giống cây có thể chịu được ánh sáng mạnh, cây trong tự nhiên đều đương đầu với sương gió nên hoàn toàn yên tâm khi chăm sóc ở những vị trí có nhiều ánh sáng. Ngoài ra cây cũng có thể thích nghi tốt với môi trường bán râm hoặc trong phòng máy lạnh.
Khi lựa chọn trị trí đặt cây cần chú ý tới ánh sáng, đặt ở những nơi có nhiều ánh sáng sẽ giúp cây quang hợp tốt và phát triển tốt hơn.
Tưới nước
Đây là giống cây có thể chịu hạn khá tốt, tuy nhiên cây lại không chịu được ngập úng liên tục, vì vậy mà trong quá trình chăm sóc cần chú ý mỗi khi trời mưa cần hạn chế đọng nước trên chậu cây, khi chăm sóc có thể tưới nước từ 2-3 ngày tưới / lần, tùy thuộc vào thời tiết của từng vùng để có chế độ nước tưới khoa học hơn. Chỉ cần tưới lượng nước đủ ẩm đất, không nên tưới quá nhiều sẽ làm cho bộ rễ của cây bị ngập úng khiến cây sinh trưởng kém.
Đất trồng
Loài cây này thường trồng trong những loại đất có độ mùn cao, thông thoáng tốt, đất tơi xốp, đất có nhiều sỏi đá. Không nên lựa chọn những loại đất có độ kiềm cao, nhiễm mặn và các loại đất mà cây khó có thể phát triển.
Bón phân
Cây tùng là giống cây cần nhiều các chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng và phát triển, có thể bón các loại phân tan chậm giúp cho cây hấp thụ dần trong quá trình phát triển. Có thể bón lượng phân có hàm lượng nito cao hơn.
Đặc biệt trong quá trình chăm sóc hạn chế bón phân đạm cho cây tùng la hán.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây tùng là giống cây ít gặp các loại sâu bệnh, tuy nhiên trong quá trình phát triển cây vẫn thường gặp các loại sâu hại như trùng vỏ cứng, đốm lá, rệp, sáp, nhện đỏ, là những loại bệnh thường phát triển ở thời điểm giao mùa.
Reviews
There are no reviews yet.