Cây lộc vừng hay còn được gọi là chiếc, lộc mưng. Danh pháp khoa học là Barringtonia acutangula, thuộc chi Lộc Vừng. Cây lộc vừng là cây cảnh hoa, cây thân gỗ nhỏ. Đặc biệt chịu hạn tốt có thể trồng ngoài trời làm bóng mát
1.Đặc điểm cây
Thân
Lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ sống lâu năm
Chiều cao ngoài tự nhiên trung bình khoảng từ 15 – 20m, đường kính 40 – 50cm.
Thân cây non có màu xanh, còn thân già thì trông sần sùi và có màu nâu xám.
Vỏ cây nứt dọc hay bong mảng có hình thù chữ nhật.
Riêng phần thịt vỏ phía trong màu đỏ hồng, nhiều sơ và chứa dịch màu đỏ.
Cây phan cành nhánh khá nhiều vì thế cây càng cao thì cho tán lá càng rộng.
Lá
Lá lộc vừng khi còn non mới nhú có màu đỏ tía, màu của lộc non, khi lớn chuyển màu xanh mượt, đậm màu, mặt trên đậm hơn dưới .
Lá lộc vừng hình bầu dục ,thuôn dài, nhọn dần về phía cuống, mép lá có răng cưa mềm mại, cuống ngắn, gân nổi rõ. Khi lá rụng để lại vết sẹo hình lưỡi liềm.
Lộc vừng có những bông hoa nhỏ xinh kết thành chuỗi dài 6-20cm.
Hoa
Hoa lộc vừng có màu trắng, đỏ, vàng, khi nở hương hoa thoang thoảng với hình dáng mềm mại, thướt tha, tạo vẻ đẹp quyến rũ, nổi bật cho cây.
Hoa lộc vừng thường rộ vào tháng 3, kéo dài đến tháng 8.
Quả
Quả lộc vừng màu nâu, hình cầu, vỏ ngoài cứng, ít hạt và chìm trong thịt.
2. Tác dụng
Chữa chàm
Lấy quả lộc vừng xanh, ép lấy nước và bôi lên vết chàm.
Chữa đau răng
Dùng quả lộc vừng xanh giã nát và ngâm với rượu, ngâm trong 1 tháng.
Sau đó lấy nước ngậm hàng ngày để chữa đau nhức răng.
Trị tiêu chảy và sốt
Lấy vỏ thân lộc vừng cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, đem phơi hoặc sấy khô.
Mỗi lần dùng 6-16g vỏ sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Chữa trĩ
Lấy 1 nắm lá lộc vừng rửa sạch, ngâm qua nước muối, vớt ra để ráo.
Vào buổi tối trước khi đi ngủ, lấy lá lộc vừng nhai nuốt nước, và dùng bã đắp vào hậu môn.
Sau đó, dùng băng gạc băng lại, giữ trong 15 phút rồi tháo ra và rửa sạch lại bằng nước.
Làm liên tục trong 7-10 ngày.
Giải nhiệt, hạ sốt
Lấy rễ lộc vừng, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi để sắc lấy nước uống vừa có tác dụng giải nhiệt vừa kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho.
Chữa cảm lạnh và đi tả
Dùng hạt lộc vừng giã nhuyễn lấy nước kết hợp với nước ép gừng để uống.
Chữa lỵ
Lấy lá lộc vừng, rửa sạch, ngâm nước muối, rồi ép lấy nước uống.
Làm rau ăn
Lá non lộc vừng thướng được hái về làm rau ăn sống hoặc nấu canh.
3. Cách chăm sóc
Cây lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ, khỏe mạnh, phát triển nhanh, dễ trồng và chăm sóc.
Tuy nhiên khi trồng lộc vừng chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
- Ánh sáng: cây hoa lộc vừng ưa sáng, nắng, thoáng đãng.
- Nhiệt độ: Lộc vừng ưa ấm, tuy nhiên cây cũng chịu được biên độ nhiệt lớn, cây chịu nóng và lạnh tốt.
- Độ ẩm: Lộc vừng ưa ẩm trung bình.
- Đất trồng: Khi trồng lộc vừng cần trộn thêm trấu, xơ dừa,xỉ than, phân chuồng để đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt.
- Tưới nước: Bộ rễ lộc vừng nhạy cảm với với độ ẩm đất nên muốn rễ mọc ở điểm nào thì bó mùn, giữ ẩm thì 2-3 tháng sau rễ cây sẽ mọc ra.
- Bón phân: Nên bổ sung phân lân định kỳ cho cây. Nếu trồng chậu thì thay đất 2-3 năm/lần để tăng cường dinh dưỡng cho cây ra hoa đúng mùa
- Nhân giống lộc vừng bằng gieo hạt, chiết cành
4. Ý nghĩa
Vừa đẹp vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt lành cho gia chủ.
Những chùm hoa màu đỏ mềm mại, thơ mộng và thướt tha tượng trưng cho hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát lộc.
Vì thế trồng cây lộc vừng trong khuôn viên nhà sẽ mang lại nhiều tài lộc và may mắn cho chủ sở hữu.
Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng mang hàm ý nhỏ nhưng nhiều.
Gốc cây lộc vừng to, vô cùng vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của chủ nhân.
Tuổi thọ cao của lộc vừng mang ý nghĩa trường thọ cho mọi thành viên trong gia đình. Cũng theo quan niệm của người xưa, để cây lộc vừng trong nhà còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn.
Reviews
There are no reviews yet.