Cây hoàng nam hay còn gọi là huyền diệp, liễu ấn độ là loài cây xanh công trình được sử dụng trồng đường đi, vỉa hè, khu dân cư, sân vườn, nhà xưởng…
Nguồn gốc xuất xứ: Bắc Ấn Độ
Tên khoa học: Polyathia longifolia
Thuộc họ thực vật: Annoaceae (na – mãng cầu)
1.Đặc điểm
Thân
Cây thuộc loại thân gỗ, mọc thẳng và cao từ 3 – 10m tùy vào điều kiện chăm sóc.
Vỏ cây màu đen, bên trong là phần gỗ màu trắng, được bao phủ bởi lớp lá cành rậm rạm.
Cành cây
Cành lá không vươn rộng, vươn cao mà lại rũ xuống, khiến cho tán của cây không rộng, chỉ từ 1 – 2m.
Lá
Lá hoàng nam mọc đơn, màu khi còn non thì màu vàng sáng và chuyển thành màu xanh thẫm khi già.
Kiểu dáng thuôn dài, nhọn ở đầu.
Lá mọc rũ và rất dày, che phủ hết toàn bộ thân và cành.
Hoa
Hoa hoàng nam có màu vàng chanh, mọc thành chùm.
Mỗi hoa có các cánh uốn lượn, 4 đài hoa màu xanh, khi nở mùi khá thơm.
Quả
Quả hoàng nam khá nhỏ, hình bầu dục và có màu đen.
2.Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng
Cây Hoàng Nam dễ trồng và có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, thích hợp khí hậu ẩm, đất tơi xốp và thoát nước tốt.
Cây được trồng bằng giống từ hạt già và chín.
Để có sức đề kháng tốt, hạt giống được chọn từ cây mẹ khỏe mạnh, ít sâu bệnh có độ tuổi từ 6 -8 năm.
Sau khi đã chọn hạt xong thì đưa vào xử lý, và tiến hành ngâm, ủ hạt trong túi vải, trong thời gian ủ nên tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho túi vải.
Sau khi ủ từ 2 – 3 ngày thì đem hạt đã ủ ra gieo ở bầu đất đã chuẩn bị sẵn sàng trong vườn ươm
Cần làm mái che nắng cho đến khi cây cao được 45- 60cm thì dỡ bỏ mái che.
Khi cây cao khoảng 1 mét thì có thể xuất vườn ươm.
Cách chăm sóc
- Tưới nước:
Cây có khả năng chịu hạn tốt, nên chỉ cần tưới 2 – 3 lần mỗi tuần, cây con thì tưới nhiều lần hơn một chút.
Khi tưới cây, chỉ phun một ít nước để đảm bảo làm ẩm đất, không tưới nhiều sẽ khiến cây ngập úng.
- Ánh sáng:
Nơi có nhiều ánh sáng, các khu vực rộng rãi.
Khi cây còn nhỏ, nên có biện pháp che chắn nếu trời nắng quá gắt, vậy là đủ.
- Dinh dưỡng:
Nhu cầu dinh dưỡng của cây hoàng nam không cao.
Tuy nhiên khi mới trồng thì bạn có thể định kỳ 3 – 4 tháng bón một ít NPK, nhất là khi cây chuẩn bị ra hoa.
- Cắt tỉa:
Khi mới trồng cây, cần có biện pháp neo giữ để tránh gãy đổ.
Khi cây lớn thì cần cắt tỉa để tạo dáng cho cây, đồng thời tránh cây quá rậm rạp sẽ tạo điều kiện cho côn trùng, động vật.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Cây ít khi bị bệnh, thi thoảng có thể bị sâu ăn lá hay rầy bám, bạn chú ý quan sát, quét vôi ở gốc và mua thuốc về phòng trừ là được
3.Công dụng
Cây Hoàng Nam có khả năng chữa bệnh
Là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh nhất là sốt và chữa được một số loại bệnh ngoài da.
Ngoài ra cây Hoàng Nam còn chữa được bệnh đái tháo đường, cao huyết áp và giun sán.
Một số loại hoạt chất tinh dầu trong cây còn được nghiên cứu có tác dụng chống nấm và chống vi khuẩn.
4. Ý Nghĩa
Cây Hoàng Nam thường được trồng làm cây tâm linh trong đền chùa…
Cây cảnh này còn là một loại cây nổi tiếng vì nó gắn liền với truyền thuyết đức phật thích ca mâu ni ra đời nên còn được gọi với một cái tên khác là cây Vô Ưu.
Đây là cây phong thủy biểu hiện cho ý chí vươn lên, không chịu khuất phục, sẵn sàng đón nhận thử thách của con người.
Thể hiện ý nghĩa một đời bình yên, thanh thản cho gia chủ.
Reviews
There are no reviews yet.