Thiết kế cảnh quan ở Việt Nam là ngành mới dù đã có manh nha từ làm vườn truyền thống. Tuy nhiên đến những năm 2000, dưới cơn lốc phát triển của đô thị nhu cầu trở lên rõ ràng. Các chủ đầu tư nhận ra rằng: Cảnh quan có vai trò rất lớn khi giúp cho khách mua nhà của họ hình dung được về một tương lai không gian sống xanh và đáng sống. Bên cạnh đó, hành lang luật yêu cầu phát triển hạ tầng KĐT hình thành nhu cầu và thị trường.
Định nghĩa chung
Vì là một ngành thiết kế khai thác truyền thống thiết kế và nghệ thuật. Vậy nên, thiết kế cảnh quan kết hợp thiên nhiên và văn hóa để kiến tạo môi trường sống ngoài trời cho con người. Trong thực hành hiện đại, thiết kế cảnh quan kết nối không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế vườn. Thiết kế cảnh quan tập trung vào lập kế hoạch tổng thể của dự án và thiết kế chi tiết. Cụ thể với các yếu tố và cây cối trong cảnh quan. Trong đó bao gồm cả yếu tố thực tế, thẩm mỹ, và bền vững môi trường.
Lịch sử ngành
Không chỉ cảnh quan mà nghệ thuật, thiết kế, kiến trúc đều bắt nguồn từ Châu Âu. Trong giai đoạn trước năm 1800, lịch sử của kiến trúc cảnh quan là làm vườn cảnh. Phần lớn là quy hoạch tổng thể và thiết kế sân vườn cho trang viên. Bên cạnh còn có cung điện hoàng gia, khu tôn giáo và trung tâm làm việc của chính phủ. Một ví dụ là tác phẩm mở rộng vườn cho Vua Louis XIV của Pháp tại Cung điện Versailles.
Thuật ngữ kiến trúc cảnh quan lần đầu tiên được Gilbert Laing Meason sử dụng năm 1828. Sau đó thuật ngữ “làm vườn cảnh quan” được dùng nhiều khắp các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ.
Phạm vi thiết kế
Phạm vi thiết kế tập trung vào lập kế hoạch tổng thể của dự án cảnh quan. Đồng thời thiết kế chi tiết cho các yếu tố cảnh quan và cây cối. Yếu tố thực tế, thẩm mỹ, trồng trọt và bền vững môi trường là thành phần thiết kế cảnh quan. Thường một hồ sơ thiết kế sẽ được chia thành thiết kế cứng (hardscape) và thiết kế mềm (softscape). Các nhà thiết kế thường hợp tác với các lĩnh vực liên quan. Cụ thể như kiến trúc, kỹ thuật dân dụng, khảo sát, thi công cảnh quan và chuyên môn thủ công. Dự án thiết kế liên quan đến hai vai trò chuyên môn: thiết kế cảnh quan và kiến trúc cảnh quan.
Cảnh quan thường liên quan đến sáng tác nghệ thuật và thủ công. Kỹ năng và chuyên môn trồng trọt cần tham gia chi tiết từ khái niệm đến hoàn thành xây dựng. Kiến trúc cảnh quan tập trung nhiều hơn vào quy hoạch đô thị, công viên thành phố và khu vực, cảnh quan công cộng và doanh nghiệp, các dự án liên ngành quy mô lớn và ủy quyền cho các nhà thầu sau khi hoàn thành thiết kế. Có thể có sự trùng lặp đáng kể về tài năng và kỹ năng giữa hai vai trò. Điều này tùy thuộc vào giáo dục, cấp phép và kinh nghiệm của chuyên gia. Cả nhà thiết kế cảnh quan và kiến trúc sư cảnh quan đều thực hành thiết kế cảnh quan.
Cách tiếp cận thiết kế
Giai đoạn thiết kế liên quan đến cảnh quan gồm nghiên cứu, thu thập ý tưởng và lập kế hoạch. Các yếu tố thiết kế bao gồm các phẩm chất khách quan như: khí hậu và vi khí hậu; địa hình và hướng, thoát nước và bổ sung nước ngầm; mã xây dựng và tài nguyên thành phố; thổ nhưỡng và tưới tiêu; lối vào và lưu thông của con người và phương tiện; tiện nghi giải trí (ví dụ: thể thao và nước); nội thất và chiếu sáng; thực vật bản địa khi có; an toàn và bảo mật tài sản; chi tiết xây dựng; và các yếu tố có thể đo lường khác.
Các yếu tố thiết kế cũng bao gồm các phẩm chất chủ quan như tinh thần của nơi chốn (genius loci); nhu cầu và sở thích của khách hàng; thực vật và yếu tố mong muốn giữ lại trên site, sửa đổi hoặc thay thế, và có thể sẵn có để mượn cảnh từ xa; sáng tác nghệ thuật từ quan điểm nhìn từ bên ngoài và quan sát từ bên trong; phát triển và định nghĩa không gian – sử dụng các đường nét, cảm giác về tỷ lệ, và sự cân đối và đối xứng; bảng màu thực vật; và các điểm nhấn nghệ thuật để thưởng thức. Rất nhiều yếu tố và cân nhắc để thiết kế khu vườn đẹp, hoạt động tốt, phát triển theo thời gian.
Xu thế thực hành đương đại
Trong thời đại này, ngành cảnh quan không chỉ tập trung vào vẻ đẹp thẩm mỹ. Bên cạnh đó còn chú trọng đến sự bền vững và thân thiện với môi trường. Các xu hướng thiết kế hiện đại bao gồm:
– Sử dụng thực vật bản địa: Giảm thiểu việc sử dụng nước và bảo vệ đa dạng sinh học.
– Thiết kế xanh đô thị: Tạo ra các không gian xanh trong thành phố, như mái nhà xanh và vườn tường.
– Công nghệ và thiết kế thông minh: Sử dụng phần mềm thiết kế và công nghệ để lập kế hoạch và quản lý cảnh quan hiệu quả.
– Tiếp cận cộng đồng: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thiết kế và bảo tồn các không gian công cộng.
Vấn đề tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nếu như cục bộ công trình kiến trúc thường khá tốt, thì sự tổng hợp các công trình này tại đô thị thường hỗn độn hoặc chưa đẹp. Lý do đến từ công tác quy hoạch yếu kém và thiếu sự tham gia của ngành. Nhiều dự án lớn về quy hoạch, kiến trúc và bảo tồn di sản tại Việt Nam chắc chắn sẽ phát huy được tác dụng lớn hơn nhiều về mặt giá trị văn hóa nếu có sự tham gia của các KTS cảnh quan ngay từ đầu: Quy hoạch cải tạo khu phố lịch sử của Đà Lạt, phố đi bộ Nguyễn Huệ; Tổ chức không gian quy hoạch hai bên bờ sông Sài Gòn tại TP HCM; Quần thể khu hội nghị và bảo tàng tại Mỹ Đình – Hà Nội…
Nhu cầu thiết kế cảnh quan cho khu đô thị và khu dân cư đang có xu hướng gia tăng. Bởi nhà đầu tư nhìn thấy lợi ích của việc tăng giá trị xanh và cảnh quan cho dự án. Dù nhu cầu ngày càng tăng nhưng phần lớn các hợp đồng được giao cho công ty nước ngoài. Có thể kể đến các công ty như Deso Defrain Souquet Associates (Pháp), SWA và Sasaki Associates (Mỹ).
Bên cạnh vài KTS cảnh quan người Việt thành công tại nước ngoài (như Andy Cao). Nói chung chưa có KTS cảnh quan người Việt nổi bật trong nước. Một số công ty Việt Nam nhạy bén đã đăng ký thêm hoạt động thiết kế cảnh quan. Tuy nhiên đa số thiết kế cảnh quan của KTS Việt Nam hiện còn hạn hẹp theo tư duy cũ. Với hình ảnh bãi cỏ viền hoa, non bộ, hàng cây xanh kết hợp với mặt nước.
Hoạt động ngành
Ngành cảnh quan tại Việt Nam hoạt động khá mờ nhạt. Chưa có hội nghề nghiệp, chưa có nền tảng pháp lý về hoạt động nghề nghiệp rõ ràng. Cụ thể như trách nhiệm nghề nghiệp, quy định thiết kế phí, quy định về nội dung thiết kế cảnh quan, ….
Đa số chuyên gia ở Việt Nam là đô thị sư hoặc KTS có nghiên cứu thêm về cảnh quan. Vậy nên có thể làm thêm công tác này để phục vụ cho dự án quy hoạch kiến trúc của họ. Trong khi đó, các nước tiên tiến thường có một lực lượng KTS cảnh quan hùng hậu. Họ được đào tạo bài bản và chuyên tâm vào hoạt động chuyên ngành. Theo thông tin của Liên đoàn KTS Cảnh quan Quốc tế, tại Úc có khoảng 3000 KTS cảnh quan. Trong khi Mỹ có khoảng 20.100 KTS cảnh quan (khoảng 6,4 KTS CQ/100.000 dân). Còn Anh có khoảng 4.854 KTS cảnh quan (khoảng 7,7 KTS CQ/100.000 dân).