Dai sugi là cách lấy gỗ không cần chặt cây, dùng phương pháp cắt tỉa trên gốc cây tuyết tùng được trồng đặc biệt nhằm giúp cây sản xuất ra các chồi cây đâm thẳng, tạo nên những nhánh cây. Những nhánh cây này sau đó sẽ được sử dụng làm vật liệu với chất lượng cao hơn tuyết tùng thường.
Dai sugi là phương pháp cắt tỉa trên gốc cây tuyết tùng được trồng đặc biệt để lấy gỗ.
Kỹ thuật này đã xuất hiện từ thế kỷ XIV tại Nhật Bản, tuy nhiên hiện nay vẫn còn mới mẻ với nhiều người. Khái niệm Dai sugi – Đài Sam chỉ một cái bệ và các cây Sam (tuyết tùng Nhật) mọc lên trên đó.
Phương pháp này coi những cây tuyết tùng được trồng một cách đặc biệt như một cây Bonsai khổng lồ, sau đó sẽ cắt tỉa cho chúng để sản xuất những chồi cây mọc thẳng tạo nên nhánh cây. Những nhánh cây sau khi phát triển sẽ cho gỗ với chất lượng tốt hơn gỗ tuyết tùng thông thường
Phương pháp Dai sugi tạo ra chất lượng gỗ tốt hơn gỗ tuyết tùng thông thường
Dai sugi là phương pháp cắt tỉa trên gốc cây để lấy gỗ ở Nhật Bản vào thế kỷ XIV
Phương pháp này dùng để giải quyết vấn đề thiếu cây giống được phát minh bởi những người dân vùng Kitayama – khu vực có ít đất bằng và việc trồng gỗ trên đồi dốc vô cùng khó khăn.
Với phương pháp này, các nhà trồng cây sẽ giảm được số lượng đồn điền, rút ngắn quá trình thu hoạch và tăng sản lượng gỗ. Không những vậy chất lượng gỗ cho ra không hề kém so với các loại cây được trồng lấy gỗ thông thường mà còn đẹp và bền vững.
Gỗ từ cây tuyết tùng trồng với phương pháp Dai sugi được sủ dụng trong kiến trúc
Cứ 2 năm một lần, các chồi cây sẽ được cắt tỉa cẩn thận theo phương pháp thủ công chỉ để lại những cành trên cùng nhằm đảm bảo nhánh cây phát triển theo chiều thẳng đứng. Sau 20 năm, những nhánh cây này sẽ được thu hoạch và từ một gốc tuyết tùng có thể trồng được 100 chồi cây.
Gỗ tuyết tùng trồng bằng phương pháp Dai sugi có chất lượng và độ bền cao
Dai sugi ra đời nhằm đảm bảo nguồn gỗ xây dựng nên kiến trúc cao cấp được gọi là Sukiya-zukuri, kiểu kiến trúc chỉ có ở nơi ở của các Samurai và giới quý tộc. Gỗ được sản xuất bằng phương pháp này được biết linh hoạt hơn 140% so với gỗ tuyết tùng thường, và đặc hơn 200%. Do đó mà kiến trúc xây dựng nên từ loại gỗ này không chỉ đẹp mà còn bền vững.