Hồ cảnh quan tiểu cảnh vẫn luôn là sự lựa chọn của nhiều chủ đầu tư. Hồ cảnh quan không chỉ mang vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn giúp hạ nhiệt không khí, tạo sự thư thái cho người dùng. Cùng Mein Garten điểm qua các xu hướng thiết kế hồ cảnh quan những năm gần đây.
Xu hướng thiết kế hồ cảnh quan những năm gần đây
Thiết kế hồ sinh thái
Xu hướng thiết kế hồ sinh thái hướng đến việc tạo ra hệ sinh thái tự nhiên trong hồ bằng cách sử dụng thực vật và động vật để duy trì sự cân bằng tự nhiên. Hồ sinh thái thường có hệ thống lọc nước, để hỗ trợ đa dạng sinh học và tạo ra môi trường sống cho các loài sinh vật.
Thiết kế hồ cảnh quan sinh thái cũng nổi bật với việc sử dụng vật liệu tự nhiên và công nghệ bền vững, thân thiện với môi trường.
Thiết kế hồ kết hợp công nghệ thông minh
Thiết kế hồ cảnh quan cũng có thể ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới để duy trì chất lượng và tối ưu thời gian chăm sóc. Các hệ thống điều khiển tự động, cảm biến nước và thiết bị lọc hiện đại được ứng dụng trong cảnh quan để duy trì chất lượng nước và giảm thiểu công sức bảo trì.
Công nghệ thông minh còn hỗ trợ tưới tiêu và chăm sóc cây cối xung quanh hồ, tạo ra một không gian cảnh quan không chỉ đẹp mà còn dễ dàng quản lý.
Thiết kế hồ theo phong cách tự nhiên
Hồ theo phong cách tự nhiên là thiết kế hồ nước được tạo ra với hình dáng và đặc điểm giống như các hồ tự nhiên. Thiết kế hồ với hình dáng uốn lượn tự nhiên, kết hợp với các yếu tố thiên nhiên như đá, cây cối.
Hồ phong cách tự nhiên tạo ra môi trường sống thoải mái và gần gũi với thiên nhiên.
Các bước chuẩn bị trước khi thi công hồ cảnh quan
Trước khi thi công hồ cảnh quan, đơn vị thi công sẽ chuẩn bị kỹ càng về bản vẽ, xử lý địa hình và chuẩn bị đầy đủ các vật liệu cần thiết.
+ Khảo sát địa hình, xác định vị trí thi công.
Một trong những bước đầu tiên để chuẩn bị thi công hồ cảnh quan là khảo sát địa hình và xác định vị trí thi công. Đơn vị thi công sẽ khảo sát khu vực, đánh giá tổng quan về vị trí, địa hình, độ dốc và tính chất của khu vực để xác định khả năng thi công và thiết kế phù hợp.
Bên cạnh đó, việc thi công hồ cảnh quan cần đảm bảo về an toàn và rò rỉ. Đơn vị thi công cần khảo sát kỹ về thổ nhưỡng để kiểm tra độ thấm nước, độ chắc của nền đất, đảm bảo hồ sau khi thi công có độ bền và tránh rò rỉ.
+ Lên kế hoạch thi công chi tiết (kích thước, hình dạng, vật liệu xây dựng)
Kế hoạch thi công chi tiết cần bao gồm các bản vẽ thi công, lập danh sách nguyên vật liệu, nhân công và phân bố giai đoạn thi công hợp lý. Kế hoạch thi công cần đảm bảo các thi công cho các yếu tố đáp ứng chức năng công trình như sắp đặt hệ thống cấp thoát nước, hệ thống lọc nước và hệ thống chiếu sáng.
Dự toán tổng chi phí cho toàn bộ công trình bao gồm vật liệu, nhân công và các thiết bị kỹ thuật cũng cần được liệt kê đầy đủ, rõ ràng cho quá trình thi công sau.
+ Chọn nguồn cấp nước, hệ thống lọc nước và hệ thống thoát nước.
Chọn nguồn cấp nước và hệ thống lọc cho hồ cảnh quan là một phần quan trọng để đảm bảo hồ luôn giữ được sự trong sạch và cân bằng sinh thái. Nguồn nước có thể lựa chọn từ nguồn tự nhiên như nước mưa, nước giếng dễ tiếp cận và thân thiện với môi trường. Nếu lựa chọn nước máy, đơn vị thi công và chủ đầu tư cần chú ý loại bỏ clo trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến sinh vật trong hồ.
Hệ thống lọc nước được lựa chọn dựa trên quy mô và nhu cầu của hồ, loại sinh vật trong hồ, môi trường xung quanh. Có những loại hệ thống lọc như: hệ thống lọc cơ học, hệ thống lọc sinh học, hệ thống lọc UV…
+ Lựa chọn cây cảnh, sinh vật thủy sinh và các yếu tố trang trí khác.
Khi thi công cảnh quan hồ, việc lựa chọn cây cảnh, sinh vật thủy sinh và các yếu tố trang trí sẽ tạo nên hệ sinh thái đa dạng và không gian hài hòa và thẩm mỹ. Khi lựa chọn cây cảnh và các sinh vật thủy sinh, đơn vị thi công sẽ xem xét các yếu tố khí hậu, nguồn nước và chất lượng đất. Các yếu tố này có tác động lớn đến khả năng phát triển và sinh sống của sinh vật.
Các yếu tố trang trí tự nhiên và nhân tạo sẽ được chuẩn bị theo bản vẽ thiết kế với mục đích tạo sự đa dạng cho cảnh quan. Đồng thời, các yếu tố trang trí cũng hỗ trợ thúc đẩy môi trường phát triển của sinh vật.
Xem thêm: 500+ loài cây thường được sử dụng trong thiết kế cảnh quan
Biện pháp thi công hồ cảnh quan – Quy trình từ A đến Z
+ Đào hố và tạo dáng hồ
Dựa trên bản vẽ, đơn vị thi công tiến hành đào đất với độ sâu và hình dáng mong muốn. Trước khi tiến hành đào hố, phần đất khu vực đã được xử lý đầy đủ để đáp ứng thi công. Trong quá trình đào, đội thi công sẽ tạo các bậc thang hoặc tầng đáy khác nhau để dễ dàng bố trí các loại cây thủy sinh và sinh vật.
+ Chống thấm cho hồ cảnh quan
Sau khi đào hồ, đơn vị thi công tiến hành kiểm tra và xử lý nền đất để tránh tình trạng rò rỉ. Phụ thuộc vào từng loại đất, đội thi công sẽ cần lót thêm lớp vải địa kỹ thuật hoặc phủ màng chống thấm để đảm bảo độ kín của hồ, nhằm ngăn chặn nước thấm qua đất và duy trì mực nước ổn định.
+ Lắp đặt hệ thống lọc nước và máy bơm
Đơn vị thi công tiến hành lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước và thoát nước cho hồ. Đường ống thoát nước phải được bố trí hợp lý để dễ dàng kiểm soát mức nước trong hồ, đặc biệt trong trường hợp mưa lớn.
Sau khi đường ống cấp thoát nước được xử lý, đơn vị thi công thực hiện lắp đặt hệ thống lọc nước cơ học và sinh học, đảm bảo nước trong hồ luôn sạch và an toàn cho cá và các loài sinh vật.
+ Trang trí hồ cảnh quan
Dựa trên bản vẽ thiết kế, các yếu tố trang trí nhân tạo và tự nhiên được bổ sung để tạo cảnh quan xung quanh hồ. Phần bờ hồ sẽ được gia cố bằng đá, sỏi hoặc gạch tùy theo phong cách thiết kế, đồng thời cũng tạo thẩm mỹ cho không gian. Các yếu tố trang trí khác như tượng đá hoặc đèn chiếu sáng sẽ được bố trí xung quanh để hoàn thiện cảnh quan.
Xem thêm: Quy trình thi công cảnh quan biệt thự của Mein Garten
Các biện pháp bảo trì và duy trì hồ cảnh quan sau khi thi công
Kiểm tra chất lượng nước định kỳ
Chất lượng nước là yếu tố quan trọng hàng đầu để giữ cho hệ sinh thái trong hồ khỏe mạnh. Cần kiểm tra thường xuyên độ pH, nồng độ oxy hòa tan, và hàm lượng các chất hữu cơ hoặc chất độc hại. Độ pH lý tưởng của hồ cảnh quan sinh vật thường từ 6.5 đến 7.5.
Cần vệ sinh hệ thống lọc thường xuyên để đảm bảo khả năng lọc nước tốt nhất. Tùy thuộc vào tình trạng nước trong hồ, có thể thay từ 10-20% lượng nước mỗi tháng để giữ nước luôn trong sạch. Trước khi thay nước hồ, cần đảm bảo nguồn nước mới không chứa chất gây hại hay không làm sinh vật trong hồ bị ảnh hưởng bởi độ pH trong nước mới.
Kiểm soát sự phát triển của tảo và rong rêu
Để ngăn chặn sự phát triển quá mức của tảo, hệ thống lọc UV có thể được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn và tảo có hại, giúp giữ cho nước luôn trong sạch. Các loài sinh vật ăn tảo cũng là một giải pháp thích hợp để kiểm soát tảo và rêu.
Chăm sóc sinh vật trong hồ
Các loại cây thủy sinh trong hồ như bèo, rong hoặc súng cần được cắt tỉa thường xuyên để không phát triển quá mức, gây tắc nghẽn nước hoặc ảnh hưởng đến sinh vật trong hồ. Việc cắt tỉa cũng giúp cải thiện lưu thông nước và tránh tình trạng mục rữa cây gây ô nhiễm.
Cần đảm bảo môi trường hồ mô phỏng được các yếu tố tự nhiên như bóng râm, nơi trú ẩn cho cá và động vật thủy sinh.
Đảm bảo rễ cây trồng ven hồ không phát triển quá sâu vào lòng hồ, tránh gây ảnh hưởng đến lớp chống thấm hoặc làm rò rỉ nước.
Bảo vệ và gia cố kết cấu hồ
Sau một thời gian sử dụng, cần kiểm tra kỹ các điểm nối và lớp chống thấm để xác nhận nước không bị rò rỉ ra bên ngoài. Nếu bờ hồ bị xói mòn do mưa hoặc nước chảy mạnh, cần bổ sung thêm sỏi, đá hoặc gia cố bằng các loại cây cỏ để giữ đất.
Những lỗi thường gặp khi thi công hồ cảnh quan và cách khắc phục
Lỗi trong quá trình chống thấm khiến hồ bị rò rỉ nước
Một trong những lỗi phổ biến nhất là không chú trọng đến việc chống thấm, dẫn đến nước rò rỉ. Điều này có thể gây thất thoát nước và làm hư hỏng cấu trúc hồ. Về lâu dài, nước rò rỉ và thấm có thể gây ảnh hưởng đến đất xung quanh hồ và làm hỏng hệ thống vận hành.
Để khắc phục vấn đề này, ngay từ khi chuẩn bị, đơn vị thi công cần tiến hành khảo sát kỹ lưỡng khu vực thi công, thiết kế hệ thống cấp thoát nước đồng bộ với công suất phù hợp với kích thước hồ. Hoạt động bảo trì bảo dưỡng cần tiến hành định kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời.
Hệ thống lọc nước kém hiệu quả gây ô nhiễm nước
Hệ thống lọc không đủ công suất, lọc không đúng cách, hoặc bị tắc nghẽn do mảnh vụn và chất hữu cơ tích tụ. Hệ thống lọc kém có thể làm nước trong hồ vẩn đục, có mùi hôi hoặc xuất hiện tảo xanh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật trong hồ.
Để xử lý vấn đề này, quản lý công trình nên kết hợp cùng đơn vị thi công định kỳ kiểm tra các bộ phận của hệ thống lọc, làm sạch hoặc thay thế bộ lọc khi cần thiết. Đơn vị thi công nên chọn hệ thống lọc có công suất phù hợp với kích thước hồ và lượng sinh vật trong hồ.
Trang trí quá tải hoặc không phù hợp với môi trường xung quanh, gây mất cân đối
Khi hồ có quá nhiều yếu tố trang trí như đá, cây, đèn, và các cấu trúc khác, nó có thể tạo cảm giác rối mắt và không hài hòa, làm giảm vẻ đẹp tự nhiên của hồ và cảnh quan xung quanh. Một số vật liệu không phù hợp với môi trường nước có thể bị ăn mòn và ảnh hưởng đến môi trường nước.
Để khắc phục vấn đề này, đơn vị thiết kế và thi công cần có sự trao đổi rõ ràng về thiết kế và thực thi, xác định rõ các yếu tố phù hợp để trang trí. Sau khi hoàn thành trang trí, các đơn vị cần thường xuyên đánh giá và điều chỉnh lại nếu cần.
Vì sao nên chọn thiết kế, thi công cảnh quan tại Mein Garten?
Mein Garten là đơn vị hoạt động 10 năm trong lĩnh vực cảnh quan có khả năng tổng thầu thiết kế và thi công. Sở hữu đội ngũ chuyên gia nông lâm và kiến trúc sư cảnh quan giàu kinh nghiệm, Mein Garten đã thực hiện nhiều dự án thiết kế và thi công cảnh quan, đặc biệt là hồ cảnh quan với quy mô từ lớn đến nhỏ.
Mein Garten ứng dụng những giải pháp thiết kế cảnh quan và sân vườn hiện đại đến từ Đức, thân thiện với môi trường và mang tính bền vững. Mein Garten cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng sau thi công, hỗ trợ chủ đầu tư duy trì và bảo quản hồ cảnh quan đạt chất lượng tốt nhất.
Nếu bạn có nhu cầu thiết kế – thi công hồ cảnh quan và đang tìm kiếm một đơn vị uy tín chuyên nghiệp, Mein Garten là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Liên hệ ngay với Mein Garten để được tư vấn chi tiết về chi phí và quy trình thiết kế.